♦ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH ?
Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là “phần mềm và máy in” nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo mã vạch bằng …… Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!
Để in ra mã vạch, bạn cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:
- Nếu bạn muốn in mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode. Cách in như thế nào bạn có thể xem trong mục “phần mềm” của website này để được hướng dẫn cơ bản.
- Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
- Nếu bạn muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì bạn nên dùng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Công nghệ này bao gồm máy in nhãn chuyên nghiệp (Label Printer hay barcode printer) và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp. Bạn không nên dùng các phần mềm văn phòng và các máy in văn phòng để in các nhãn hàng hoá vì các nhãn hàng hoá đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn công nghiệp rất khắc khe mà chỉ có công nghệ in nhãn chuyên nghiệp mới đảm trách nỗi (Xem thêm Máy in nhãn và Ribbon nhiệt).
- Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode).
Cũng cần nói thêm rằng nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về barcode (như Corel) để in barcode thì bạn chỉ có thể in và xử lý barcode ở mức độ cơ bản. Thí dụ bạn sẽ không in được các loại barcode 2-D hoặc không nén được barcode bằng các tỷ lệ nén khác nhau.